Intel Optane Memory 32GB: giúp HDD tăng tốc vào Windows, tải nhanh ứng dụng

Đây là giải pháp khả thi để cải thiện tốc độ cho người đang sử dụng HDD trong điều kiện “chịu tải” dung lượng ứng dụng không quá lớn (vượt 32GB của Optane Memory).
Như PC World Vietnam từng thông tin, Intel Optane Memory được dùng để làm bộ đệm tăng tốc độ truy cập ứng dụng cho các giải pháp lưu trữ dựa trên giao diện SATA như HDD, SSD hay SSHD ở phân khúc người dùng cá nhân.

Lưu ý rằng Optane là thương hiệu của Intel dùng cho các dòng sản phẩm sử dụng công nghệ bộ nhớ 3D XPoint, bao gồm thanh nhớ Optane Memory và các loại Optane SSD (cho người dùng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp). Tiền thân của Optane là công nghệ bộ nhớ 3D XPoint do Intel hợp tác phát triển cùng với Micron. Đây là dạng bộ nhớ Non-Volatile Memory Express (NVME), dựa trên cấu trúc xếp chồng các lớp bán dẫn theo chiều dọc để tiết kiệm không gian, tăng dung lượng và tốc độ kết nối.
Cài đặt và kích hoạt
Theo thông tin từ Intel, bộ nhớ Optane Memory đòi hỏi bo mạch chủ có giao tiếp M.2 và hỗ trợ BIOS cho Optane, bo mạch chủ sử dụng chipset Intel (gồm Z270, Q270, H270, Q250, B250 và C236) và chỉ hỗ trợ bộ xử lý Kaby Lake thế hệ thứ 7 (Core i3, i5 và i7, có thể hỗ trợ thêm những thế hệ mới hơn). Những dòng laptop chuyên game dùng Kaby Lake, như Asus Strix GL553 mà Test Lab dùng để kiểm tra thử, vẫn chưa hỗ trợ Intel Optane Memory vì chưa được cập nhật bios.
Để thử nghiệm, Test Lab gắn Optane Memory bản 32GB vào giao tiếp M.2 (trên bo mạch chủ Asus Strix Z270 Gaming) kết nối với các làn PCIe do chipset điều khiển, sau đó cài Windows 10 64-bit lên ổ cứng Seagate Barracuda 2TB. Tiếp theo, Test Lab cập nhật phiên bản bios mới nhất được tối ưu khi chạy Optane Memory cho bo mạch chủ.
Về cơ bản, muốn kích hoạt công nghệ Optane Memory, người dùng sẽ cần vào bios để vô hiệu CSM (Compatibility Support Module, chọn Disable) và chọn Intel RST Premium With Intel Optane System Acceleration (RAID) ở SATA Mode (thay cho tùy chọn AHCP). Tuy nhiên, tùy theo bios do nhà sản xuất phần cứng cung cấp mà sẽ có sự khác biệt. Chẳng hạn như với bo mạch chủ Asus Strix Z270 Gaming thì ở bios v.0906, Test Lab chỉ cần vô hiệu CSM là xong, không cần thao tác gì thêm.

Để kích hoạt công nghệ Intel Optane Memory, Test Lab cài ứng dụng SetupOptaneMemory (tải về tại https://downloadcenter.intel.com/download/26865/Intel-Rapid-Storage-Technology-Intel-RST-?v=t). Tiếp đó, khởi chạy ứng dụng này và nhấn “Enable” và đợi máy tính hoàn tất các công đoạn. Về sau, nếu cần tháo Optane Memory thì người dùng sẽ vào ứng dụng SetupOptaneMemory chọn “Disable” để máy tính trả dữ liệu về ổ HDD nhằm tránh trường hợp bị hỏng Windows ngoài ý muốn

Đánh giá hiệu năng
Test Lab thiết lập hệ thống PC thử nghiệm với CPU Intel Core i5-7600K, RAM HyperX 16GB DDR4-2400, bộ nguồn Andyson N700 700W - 80 Plus Titanium và tản nhiệt CPU Cooler Master Hyper 612 Ver.2.
Kết quả thử nghiệm bằng phần mềm ATTO Disk Benchmark cho thấy ổ cứng Seagate Barracuda 2TB khi có sự tiếp sức của bộ nhớ Optane Memory 32GB đạt tốc độ đọc và ghi ở các mức 1.412,818MB/s và 298,814MB/s. So với khi chạy đơn độc ở các mức tương ứng 170,435MB/s và 167,772MB/s thì rõ ràng Optane Memory 32GB đã cải thiện đáng kể hiệu năng của Seagate Barracuda 2TB lên gấp 8,3 lần và 1,8 lần ở các tác vụ đọc và ghi. Còn so với ổ SSD HyperX Savage 240GB (đọc 562,757MB/s, ghi 541,685MB/s) thì tốc độ đọc của bộ đôi Seagate Barracuda 2TB và Optane Memory 32GB nhanh hơn đối thủ SSD đến 2,5 lần (nhưng tốc độ ghi thì chỉ bằng phân nửa).

Để thực tế hóa trải nghiệm, Test Lab tiến hành đo thời gian khởi chạy một số trò chơi có dung lượng hàng chục GB. Đối với game bắn súng Tom Clancy's Ghost Recon: Wildlands và game hành động Rise of the Tomb Raider thì tốc độ khởi chạy ở lần 2 và lần 3 nhanh gấp 3-3,5 lần so với lần đầu, riêng ở game nhập vai Dragon Age: Inquisition thì tỷ lệ này ấn tượng hơn, vào khoảng 6-6,6 lần.
Tuy vậy, kết quả trên thu được khi Test Lab mở game, tắt và chạy lại ngay lập tức. Mở ngẫu nhiên từng game sau quá trình tải một số ứng dụng khác như thì nhìn chung tốc độ khởi chạy game chỉ nhanh hơn lần đầu tiên ở mức 1,3-1,4 lần.

Do đó, đối với những game thủ “hạng nặng”, SSD vẫn sẽ là lựa chọn tối ưu hiện nay trong trường hợp đặt hiệu năng lên ưu tiên hàng đầu, trừ khi họ chỉ chơi 1 trò liên tục. Còn với những người dùng thông thường hay game thủ chơi eSport hoặc game online đang sử dụng HDD trên hệ thống máy tính chạy bộ xử lý Kaby Lake và bo mạch chủ hỗ trợ Intel Optane Memory, việc trang bị thêm bộ nhớ Optane Memory sẽ giúp HDD thôi “ì ạch” và bứt tốc trong những tác vụ hàng ngày.Điều này cho thấy công nghệ Intel Optane Memory hỗ trợ cải thiện tốc độ đọc dữ liệu của ổ cứng truyền thống đáng kể, khi tổng dung lượng dữ liệu được sử dụng ở một mức “vừa phải” nào đó, bởi chính bộ nhớ đệm Optane Memory chỉ mới có dung lượng 32GB là cao nhất mà thôi. Còn nếu người dùng thường khởi chạy nhiều ứng dụng có dung lượng hàng chục GB thì mức cải thiện sẽ giảm hẳn.
Do đó, đối với những game thủ “hạng nặng”, SSD vẫn sẽ là lựa chọn tối ưu hiện nay trong trường hợp đặt hiệu năng lên ưu tiên hàng đầu, trừ khi họ chỉ chơi 1 trò liên tục. Còn với những người dùng thông thường hay game thủ chơi eSport hoặc game online đang sử dụng HDD trên hệ thống máy tính chạy bộ xử lý Kaby Lake và bo mạch chủ hỗ trợ Intel Optane Memory, việc trang bị thêm bộ nhớ Optane Memory sẽ giúp HDD thôi “ì ạch” và bứt tốc trong những tác vụ hàng ngày.
SHARE

Milan Tomic

Hi. I’m Designer of Blog Magic. I’m CEO/Founder of ThemeXpose. I’m Creative Art Director, Web Designer, UI/UX Designer, Interaction Designer, Industrial Designer, Web Developer, Business Enthusiast, StartUp Enthusiast, Speaker, Writer and Photographer. Inspired to make things looks better.

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét