HTML
Lịch sử
Thuở sơ khai của internet mọi người thường chia sẽ tài liệu văn bản cho nhau thông qua một giao thức nào đó. Người nhận sẽ tải tệp tin về máy tính và đọc tệp tin bằng chương trình tương ứng.
Đến khi World Wide Web ra đời việc chia sẻ, xem, chỉnh sửa các tài liệu văn bản có thể thực hiện trực tuyến thông qua một phần mềm có kết nối internet gọi là trình duyệt.
Các tài liệu văn bản này sửa dụng ngôn ngữ đánh dấu HTML kết hợp với các đoạn văn bản (text) để xây dựng cấu trúc tài liệu, cách thức các text đó thể hiện trên trình duyệt. Và chúng được gọi là các siêu văn bản.
Cùng với sự phát triển nhanh chóng của World Wide Web, HTML dần trở thành một ngôn ngữ vô cùng hữu ích đối với các nhà phát triển browser. Nhiều trình duyệt được xây dựng và phát triển HTML theo hướng độc lập nhau. Điều này tạo nên nhiều rắc rối khi một website lại thể hiện khác nhau ở các browser khác nhau.
Dần nhận thấy sự phát triển tràn lan của ngôn ngữ HTML và những rắc rối mà nó mang lại, W3C đã đi đến thống nhất và phê duyệt bộ ngôn ngữ HTML chuẩn.
Giới thiệu
HTML là viết tắt của HyperText Markup Language (ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản) dùng mô tả cấu trúc của các trang Web và tạo ra các loại tài liệu có thể xem được trong trình duyệt.
HTML là một tiêu chuẩn quốc tế có các thông số kỹ thuật được duy trì bởi World Wide Web Consortium.
CSS
Lịch sử
Khi World Wide Web phát triển với quy mô lớn với các trang web hoành tráng, đống code HTML dần trở nên hỗn độn phức tạp, yêu cầu về trình bày, sắp xếp hiển thị của mọi người đối với siêu văn bản tăng lên (ví dụ hiển thị siêu văn bản như một mặt báo chẳn hạn). Vì lẽ đó, W3C đã phê duyệt và tung ra một ngôn ngữ mới bổ sung gọi là CSS (Cascading Style Sheets).
CSS trở thành một công cụ đắc lực dọn dẹp phần code HTML một cách gọn gàng, có cấu trúc hơn và định dạng HTML để tạo ra những layout đa dạng, đẹp hơn.
Giới thiệu
CSS (viết tắt của Cascading Style Sheets) là một ngôn ngữ định dạng được sử dụng để mô tả trình bày các trang Web, bao gồm màu sắc, cách bố trí và phông chữ. Nó cho phép hiển thị nội dung tương thích trên các loại thiết bị có kích thước màn hình khác nhau, chẳng hạn như màn hình lớn, màn hình nhỏ, hoặc máy in.
CSS là độc lập với HTML và có thể được sử dụng với bất kỳ ngôn ngữ đánh dấu nào xây dựng dựa trên XML. CSS tuân theo chuẩn chung do W3C quy định.
JS
Lịch sử
HTML, CSS chỉ là ngôn ngữ đánh dấu và định dạng khá cứng nhắt, không có khả năng lập trình. Vì thế Javascript - một ngôn ngữ "ban đầu" được thiết kế khá sơ sài chỉ chạy trên trình duyệt web ra đời để tương tác với HTML, CSS tạo nên sự ảo diệu và mềm dẻo cho website.
Giới thiệu
JS (viết tắt của Javascript) là một nền tảng (cross-platform), ngôn ngữ kịch bản hướng đối tượng (object-oriented). Nó là một ngôn ngữ nhỏ và nhẹ. Chạy trong môi trường máy chủ lưu trữ (ví dụ: trình duyệt web), JavaScript có thể được kết nối với các đối tượng của môi trường để cung cấp kiểm soát chương trình đối với chúng.
JavaScript cho phép bạn thực hiện những điều phức tạp trên các trang web như bản đồ tương tác...
"Hiện nay" Javascript có để sử dụng để lập trình cả phía client lần server.
Tổng kết
Cho đến nay HTML, CSS và JS vẫn không ngừng phát triển và cho ra đời các phiên bản mới tối ưu mạnh mẽ hơn. Tính đến năm 2017 phiên bản "chính thức" mới nhất lần lượt là HTML5, CSS3 và ES6.
học tester ở đâu
- Blogger Comment
- Facebook Comment
Đăng ký:
Đăng Nhận xét
(
Atom
)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét